Phương châm hoạt động chân thành của chuyển phát nhanh FedEx đã và đang đem đến những thành công nhất định bên cạnh vị thế là người dẫn đầu trong nghành công nghiệp chuyển phát nhanh được xây dựng trong suốt 40 năm qua.
“Chỉ những người tận tâm nhất mới tồn tại” – Lời cam kết này đã tồn tại rất lâu cùng các doanh nghiệp vận chuyển và giao nhận tại Mỹ. Đó chính là bài học để đời của “người chuyển phát nhanh” hàng đầu thế giới FedEx.
Hãng chuyển phát nhanh quốc tế Federal Express là tên đầy đủ của chuyển phát nhanh FedEx, và được thành lập vào tháng 3/1973, với tổng tài sản bao gồm gần 100 nhân công, 23 chiếc máy bay (trong đó chỉ có 10 chiếc là có thể chuyên chở hàng hóa), một nhà xưởng đổ nát. Nhà sáng lập Frederick W. Smith đã liều mình đem toàn bộ tài sản cá nhân của mình ra làm tín chấp với ngân hàng để vay vốn cho các hoạt động kinh doanh.
Chỉ trong vòng nửa tháng khi mới bắt đầu hoạt động, đã có tới 3.000 kiện hàng đã được vận chuyển qua dịch vụ của chuyển phát nhanh FedEx. Tuy nhiên, lượng máy bay vốn có ít ỏi của FedEx chỉ có thể chứa tối đa là 300 kiện hàng/chiếc. Sẽ là vô cùng rủi ro và tốn kém nếu FedEx không đáp ứng được 3.000 đơn đặt hàng.
Vậy giải pháp cuối cùng mà Frederick W. Smith cùng các cộng sự thực hiện đó là xác nhận lại từng đơn đặt hàng. Và số đơn đặt hàng vận chuyển của FedEx được rà soát lại chỉ còn hơn 50%. Nhờ vậy FedEx cân bằng lại công suất chuyên chở và vượt qua khó khăn ban đầu.
Chuyển phát nhanh FedEx đã mua được cổ phần của Railway Express Agency (REA), một trong những đối thủ hàng đầu trong ngành công nghiệp chuyển phát nhanh của nước Mỹ. Thế nhưng, FedEx cũng đã ghi nhận khoản lỗ tới 27 triệu USD trong hai năm đầu tiên do phải cố gắng hết sức để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa nhanh nhất có thể.
Trong một thời gian ngắn tiếp theo cuộc khủng hoảng dầu mỏ khiến cho các chi phí nhiên liệu tăng cao đáng kể, chuyển phát nhanh FedEx có nguy cơ bị phá sản và điều này ngày càng lộ rõ hơn khi tới giữa năm 1974, mỗi tháng hãng chuyển phát nhanh FedEx lỗ hơn 1 triệu USD.
Trong một chuyến bay từ Chicago tới Memphis sau khi bị nhà đầu tư từ chối không tiếp tục đầu tư vào công ty nữa, Frederick W Smith đã quyết định dừng lại ở Las Vegas. Tại đây, ông đã thắng được 28.000 USD với trò Blackjack. Số tiền không lớn so với 1 triệu USD lỗ mỗi tháng hay hơn 80 triệu USD vốn ban đầu, nhưng đó là điềm tốt để vực dậy công ty và thực sự đã giúp cho hãng chuyển phát nhanh FedEx trụ thêm được 1 tuần. Ngay sau đó, Fred Smith nhận được tin là FedEx sẽ có tiếp tục 11 triệu USD từ nhà đầu tư.
Tới năm 1976, hãng FedEx đã có lợi nhuận 3,6 triệu USD. Và trong hai năm tiếp theo, năm 1978, chuyển phát nhanh FedEx đã lên sàn chứng khoán và năm 1980 có doanh thu hơn 400 triệu USD với mức lợi nhuận là gần 10% của con số đó. Cho tới nay, FedEX đã có tới 645 máy bay, 71.000 xe tải và phục vụ hơn 5,5 triệu đơn hàng mỗi ngày trên toàn thế giới.Frederick Smith lại là người đầu tiên đưa ra cam kết trả lại khách hàng toàn bộ phí vận chuyển nếu không thực hiện đúng cam kết thời gian vận chuyển và giao hàng. Chính những chiêu thức lợi hại ấy khiến FedEx thu hút khách hàng mới rất nhanh.
FedEx cũng rất chú ý đến sự phát triển của công nghệ. Các hoạt động vận chuyển hàng hóa của FedEx được theo dõi và quản lý bằng hệ thống điện tử.
Tập đoàn chuyển phát nhanh FedEx đã mạnh dạn đầu tư vào các loại máy bay có trọng tải lớn và hiện đại như A300-600F hay Boeing 727-100. Từ đầu những năm 1990, nhận thấy bùng nổ của một số nền kinh tế ở châu Á, Frederick Smith đã quyết định đẩy mạnh khai thác thị trường rất lớn này. Cùng với đó, nhằm tối ưu hoá trục vận tải hàng không Đông – Tây, ông đầu tư một sân bay và kho tập trung hàng tại bang Alaska ở phía Bắc nước Mỹ. Những tính toán đó đã giúp cho chuyển phát nhanh FedEx tăng được khả năng cạnh tranh và tiếp tục phát triển.
No Comment