Thị trường chuyển phát quốc tế tại Việt Nam
Việt Nam là nước thuộc dạng kinh tế đang phát triển, ngoài việc giao thương trong nước thì việc tiếp cận với các đối tác nước ngoài ngày càng phổ biến. Hàng ngày có rất nhiều công ty, doanh nghiệp, thương hiệu được mở ra, nhu cầu mua bán, hợp tác với các đối tác ngoại quốc cũng tăng cao. Ngoài ra, muốn nâng cao kiến thức cũng như thu nhập, ngày càng có nhiều du học sinh và xuất khẩu lao động. Việc trao đổi hàng hóa, gửi quà tặng, tài liệu, hồ sơ du học, thực phẩm, các mặt hàng thủ công....ngày càng phổ biến. Để lưu thông, vận chuyển được ra nước ngoài, các cá nhân hoặc công ty phải thông qua các dịch vụ chuyển phát quốc tế. Nắm bắt được nhu cầu đó nên có rất nhiều công ty chuyển phát quốc tế được hình thành, hàng hóa chủ yếu đổ về bốn hãng lớn và lâu đời đó là DHL, Fedex, UPS, TNT.
- DHL : Đây là hãng chuyển phát lâu đời và lớn nhất nước Đức, trong suốt quá trình hoạt động, DHL đã có chi nhánh trên 220 nước và trở thành hãng chuyển phát quốc tế lớn nhất thế giới. Ở Việt Nam DHL có 2 trụ sở chính nằm ở cả Sài Gòn (Tân Bình) và Hà Nội (Phạm Hùng). Nhờ đầu tư mạnh tay cộng thêm uy tín lâu đời nên DHL là hình thức chuyển phát quốc tế rất được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay.
- Fedex, UPS : Cả 2 đều là những hãng chuyển phát hàng đầu của Mỹ , cùng xuất hiện tại thị trường chuyển phát Việt Nam vào thời điểm năm 1994.
+ UPS: "Do ngay từ đầu, chiến lược của UPS là tập trung đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới, cơ sở hạ tầng tại các trung tâm thương mại và công nghiệp trọng điểm như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Dương, Bắc Ninh và các trung tâm mới này được đặt tại những vị trí chiến lược trong khu vực kinh doanh chính, nơi có nhu cầu cao đối với các dịch vụ logistics nên UPS có nhiều lợi thế để tiếp tục phát triển vào những năm sau.
+ FedEx Express : Cùng thời điểm năm 1994, FedEx Express cũng có mặt tại Việt Nam thông qua việc bắt tay với một công ty chuyển phát nhanh tư nhân. Hiện tại, Fedex đang đứng thứ hai ở Việt Nam về cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, với thị phần khoảng 35%.
Xác định việc mở rộng dịch vụ tại Việt Nam là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh nên FedEx đã đưa máy bay Airbus A310 vào vận hành dịch vụ phát chuyển nhanh tại Việt Nam.
Với ưu thế này, năng suất nhận chuyển và phát của FedEx đã tăng gấp 5 lần so với trước đây, tương đương với 30 tấn/ngày.
Thời gian vận chuyển từ Hà Nội cũng được rút ngắn 1 ngày so với trước.
- TNT : Hãng chuyển phát lâu đời và uy tín của Hà Lan, xuất hiện tại thị trường Việt Nam muộn hơn Fedex và UPS 1 năm. Mặc dù vậy, nhưng TNT cũng nhanh chóng tìm được liên doanh với Vietrans với tên gọi TNT-Vietrans và đã đầu tư là 7 triệu Euro trong 4 năm.
TNT cũng nhanh chóng triển khai dịch vụ chuyển phát nhanh khẩn cấp TNT ở 7 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông và Nhật Bản... thông qua việc chọn chuyến bay sẵn có sớm nhất để vận chuyển các chuyến hàng khẩn cấp từ Việt Nam đến bất kỳ thành phố chính nào ở Đông Nam Á chỉ trong vòng 6-16 giờ (bằng 1/4 thời gian vận chuyển thông thường) và dịch vụ này đã trở thành dịch vụ chủ lực mang lại lợi thế cho TNT tại Việt Nam.
Như vậy có thể thấy rằng với một quốc gia có dân số đông (hơn 90 triệu dân), tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao, Việt Nam chính là mảnh đất lý tưởng để dịch vụ chuyển phát nhanh có cơ hội tăng trưởng mạnh. Đặc biệt hơn, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập vào cuối năm 2015sẽ là cơ sở vững chắc các hãng chuyển phát nhanh trên thế giới tin tưởng vào hiệu quả từ việc thực hiện các chiến lược mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam.
Mặt khác, trong khi các doanh nghiêp ngoại đang ráo riết thực hiện cho các chiến lược phát triển của mình thì một thực tế hơi phũ phàng đó là doanh nghiệp Việt dường như vẫn đứng ngoài cuộc chơi. Và trước thực tiễn này, hơn lúc nào hết, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp nội cần phải gây sức ép cạnh tranh cho chính mình bằng cách không ngừng nâng cao năng lực, nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa chi phí… để sẵn sàng nhảy vào cuộc chơi.
Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016